Kham dư địa lý học, là do các bậc tiên thánh thần sĩ của Trung Quốc phát minh ra, trải qua lịch sử hàng nghìn năm được các đời tiên hiền không ngừng khảo chứng, lưu truyền đến nay, ắt có chân lý tồn tại.
Địa lý học, chia thành 3 hệ thống phái chính: Tam hợp, Cửu tinh, Huyền không.
Sự tranh chấp của tất cả các trường phái (khác nhau) của địa lý, nguyên nhân chủ yếu là do mỗi cái lại có bối cảnh, phương pháp nghiên cứu, cách nhìn nhận lý giải và vấn đề lập trường khác nhau. Mỗi cái có căn cứ riêng, đấu tranh vì “lý” của bản thân, khó mà hướng đến sự thống nhất, tức là trong cùng một hệ thống trường phái lớn, vẫn có không ít giảng pháp đúng mà không đúng, mỗi có cái một ý, không thể tương đồng hết, như các hệ thống trường phái trong võ thuật. “Bạn dùng tay của bạn, tôi dùng chân của tôi”, không có sự đồng nhất nào. Nhưng tác giả nhận thấy, địa lý vẫn là một trong số học thuật văn hoá có liên quan đến “long” (tức là “văn hoá long” của Trung Quốc). Đã là học thuật, thì ứng để nó tự do phát triển, không cần thiết phê phán hay nhục mạ lẫn nhau.
Địa lý học hoàn chỉnh ứng với bao gồm 3 bộ phận chính là loan đầu, địa khí và trạch nhật; loan đầu là nền tảng, loan đầu chủ yếu là một môn nghiên cứu sơn xuyên hình thế biến hoá và thuỷ thế lưu động của lai long khứ mạch trong địa lý; lý khí là ứng dụng, lý khí chủ yếu là một môn phân tích phương vị cát hung suy vượng và lập hướng ứng dụng của địa lý; trạch nhật, ắt hẳn là căn cứ vào loan đầu và sơn hợp sau khi lý khí lập hướng phối hợp chủ mệnh hoặc trạch mệnh chọn ra ngày cát thôi động cát địa mà sử dụng. Bất cứ một ai muốn có thành tựu trong nghiên cứu phong thuỷ địa lý, đều bắt buộc khổ công từ 3 phương diện này mới được. Vì vậy địa lý có loan đầu không có lý khí là không chuẩn, có lý khí không có loan đầu là không nghiệm. Trạch nhật? Nếu như không có trạch nhật ắt địa lý không linh. Vì vậy trạch nhật là lấy loan đầu và lý khí coi thành “vật chất” đã biết, mà trạch nhật là một loại thôi hoá “tinh thần” để phối hợp ứng dụng có thể có được phú. Nếu không, địa lý phong thuỷ có tốt, cũng khiến cát địa hung táng, ngộ nhân tử địa.
Quyển sách này phân thành 2 phần thượng, hạ, tổng cộng có 7 chương sách. Thượng chuyên luận kiến thức loan đầu của Cửu tinh địa lý, hạ chuyện nghiên cứu nói về phương pháp Cửu tinh lý khí. Chỉ cần độc giả có thể đọc hiểu con đường lý luận của quyển sách này, ắt hẳn có được lợi ích lớn. Còn về phối hợp phương pháp trạch nhật của Cửu tinh địa lý, có thể tham khảo quyển “Cửu Tinh Trạch Nhật Học” của tác giả; nếu như muốn hiểu về Huyền không địa lý phong thuỷ, có thể tham khảo quyển “Huyền Không Địa Lý Kim Giám” của tác giả, thì có thể có được kiến thức tương quan trọng yếu của phần khác nữa.
Thời gian in ấn biên soạn quyển sách này có vội vã, còn nhiều chỗ thiếu sót không thể tránh được, mong các độc giả thông cảm và chỉ điểm để sửa đổi kịp thời.
Hậu học: Lại Cửu Đỉnh
Chưởng môn đương nhiệm của Thôi Phúc Lâu, truyền nhân đời thứ 39 của Quốc sư Lại Văn Tuấn (Bố Y)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.