Học Kỳ Môn Độn Giáp Có Khó Không ?

Kỳ Môn Độn Giáp thường được gọi là “Trung Quốc phương thuật chi vương”, “Đế vương chi học”, là sự tổng hợp thành quả của thuật dự trắc học truyền thống Trung Quốc.

Nhưng do tư tưởng bảo thủ và mê tín phong kiến, người xưa cực lực thần bí hóa, sách cổ không lưu lại bất kì một ví dụ ứng dụng thực tế nào, cho đến ngày nay, gần như thất truyền.

Vì vậy làm chùn bước của những người yêu thích Dịch học, ngay cả khi đã nắm vững được Lục hào, Tứ trụ, nghiên cứu nhiều năm, cũng không thể bắt đầu được. Một số người thậm chí xảy ra lệch lạc, tẩu hỏa nhập ma, dẫn đến trở ngại thần kinh.

Nói rằng nó khó, cũng không sai. Vì “nó dung hòa Chu Dịch, thiên văn, lịch pháp, âm dương ngũ hành vào làm một thể”, là “sự tập hợp của mọi thể loại phương thuật học Trung Quốc”. Kết cấu mô hình tượng, số, lý, thời không tương đối nghiêm ngặt, hoàn chỉnh và phức tạp.

Nó kết hợp khéo léo giữa thiên thời, địa lợi, nhân hòa và một số năng lượng nào đó ảnh hưởng đến việc sản sinh cuộc sống con người cùng với thời gian, không gian, căn cứ vào âm dương lên xuống, một năm 24 tiết khí mặt trời ảnh hưởng đến trái đất, khái quát ra âm độn cửu cục, dương độn cửu cục tổng cộng 18 loại thế trận cơ bản, cung cấp cho chúng ta một mô hình số lý động thái lập thể của trường thông tin Vũ Trụ thống nhất, vừa có thể dùng để dự trắc vạn sự vạn vật, vừa có thể cung cấp cho con người lựa chọn thời không tốt nhất để cầu may mắn tránh tai họa.

Cái khó của nó chủ yếu nằm ở bốn phương diện:

1. Định cục Kỳ Môn khó

Kỳ Môn Độn Giáp dựa vào một năm 24 tiết khí, mỗi tiết khí thượng, trung, hạ đều có quy định dùng cục, ví dụ Đông Chí 1 7 4, Tiểu Hàn 2 8 5, Đại Hàn 3 9 6,… Ngoài ra còn các vấn đề phức tạp như siêu thần, tiếp khí và trí nhuận,vv…

Sự bất đồng của người xưa rất lớn, bạn chủ trương trí nhuận, anh ta lại chủ trương vô trí nhuận. Bạn chủ trương trí nhuận ở tiết khí này, anh ta chủ trương trí nhuận ở tiết khí kia,vv…

Ngoài ra cổ nhân còn cố ý làm nó trở nên thần bí, “nhuận kỳ có diệu quyết, thần tiên không muốn nói rõ ràng”, “siêu thần tiếp khí nếu có thể hiểu rõ, thì đó là khách từ trên trời xuống”.

Như vậy, người thường không biết mỗi ngày nên dùng thế nào, chỉ có thể dựa vào số ít người được gọi là “Kỳ Môn đại sư” soạn sẵn lịch vạn niên Kỳ Môn Độn Giáp mới có thể xác định thế trận Kỳ Môn của mỗi ngày mỗi giờ, rời khỏi sách lịch Kỳ Môn, sẽ gặp thế khó.

Chân dung thầy Trương Chí Xuân

2. Khởi cục Kỳ Môn khó

Cuốn sách “Kỳ Môn Độn Giáp Ứng Dụng Quyết” xuất bản ở Đài Loan nói khởi cục là bước khó nhất trong Kỳ Môn Độn Giáp. Trong tác phẩm “Kỳ Môn Dự Trắc Học”, do tôi viết lời tựa, Lưu Quảng Bân nói với người ở Hồng Kông giúp ông ra sách là học giả, nhà biên tập Thái Đôn Kỳ, ông muốn học khởi cục Kỳ Môn, ít nhất cần 5 năm.

Từ đó có thể thấy, đây là điểm khó được công nhận. Vấn đề ở đây chủ yếu có hai điểm: một là, Kỳ Môn có rất nhiều môn phái, phân chia từ thời gian, có Kỳ Môn theo năm, Kỳ Môn theo tháng, Kỳ Môn theo ngày, Kỳ Môn theo giờ, phương pháp khởi cục cũng có sự khác nhau.

Phân chia theo cách diễn giải, có Kỳ Môn Độn Giáp hoạt bàn (còn gọi là phương pháp bài cung), Kỳ Môn Độn Giáp phi bàn (còn gọi là phương pháp phi cung), còn có phi, chuyển kết hợp.

Trong đó bát thần hoặc cửu thần, có nơi dùng địa bàn bát thần hoặc cửu thần, có nơi dùng thiên bàn bát thần hoặc cửu thần.

Cung 5 giữa có gửi Khôn cung 2, có gửi Cấn cung 8, còn có gửi cung 4 hướng, tóm lại, cách diễn giải cũng có sự khác nhau, muôn hình vạn trạng.

Hai là, quy luật cơ bản của khởi cục không nói cho bạn biết, hoặc là người viết sách cũng không hiểu rõ, hoặc là không muốn nói ra, sợ tiết lộ “thiên cơ”.

Tóm lại, khiến bạn như bước vào mê hồn trận, xoay bên này xoay bên kia, chóng mặt, không tìm được lối thoát.

3. Đoán quẻ Kỳ Môn khó

Tốn rất nhiều công sức, học được cách khởi cục, nhưng nhìn thấy bốn phương tám hướng, muôn hình muôn vẻ, không biết nên bắt đầu từ đâu.

Đại học Đông Nam mấy năm trước xuất bản một bộ tác phẩm lớn “Dịch Kinh Ứng Dụng Đại Bách Khoa”, trong đó viết “ba cách” của nhà Dịch học dân gian Trùng Khánh Hoắc Phỉ Nhiên, trong đoạn viết về Kỳ Môn Độn Giáp, từng thản nhiên nói: “Tôi sau khi học được cách khởi cục, lưỡng lự nhiều năm mà không thể bước tiếp, không biết đoán quẻ thế nào”.

Ở đây cũng có hai vấn đề: một là không có bộ sách cổ Kỳ Môn nào nói cho độc giả biết cốt lõi, nguyên tắc, phương pháp, từng bước của việc đoán quẻ, giống “Hoàng Kim Sách” về nạp giáp phệ pháp.

Hai là trong sách cổ không hề có một ví dụ thực tế cụ thể nào, vài năm trước trong những tác phẩm ngày nay cũng cơ bản không hề có một ví dụ thực tế nào, chỉ có duy nhất cuốn “Kỳ Môn Dự Trắc Học” có phần giải quẻ là viết qua về ví dụ, khiến độc giả vẫn không thể làm rõ được.

Nó không giống Lục hào, Tứ trụ, tức đã có những tác phẩm lớn như “Bốc Phệ Chính Tông”, “Tăng San Bốc Dịch”, “Trích Thiên Túy”, “Viên Thụ San Mệnh Phổ”, “Vi Thiên Lý Mệnh Cảo” của người xưa, lại có rất nhiều những tác phẩm ngày nay như “Chu Dịch Và Dự Trắc Học”, “Chu Dịch Và Dự Trắc Học Chỉ Nam”, “Tứ Trụ Dự Trắc Học”, “Tứ Trụ Mệnh Lý Dự Trắc Học”,…

4. Định ứng kỳ càng khó

Tuy Kỳ Môn Độn Giáp là một mô hình thời không số lý tương đối hoàn chỉnh và nghiêm ngặt, người cao minh có thể đoán được ứng kỳ đến năm, tháng, ngày, giờ, thậm chí phút, nhưng do trong sách cổ không có hệ thống trình bày hoàn chỉnh, lại không có ví dụ thực tế để tham chiếu, vì vậy đến nay chúng ta càng cảm thấy không biết nên bắt đầu từ đâu, không biết định ứng kỳ thế nào.

Thầy Trương Chí Xuân chụp ảnh cùng đại biểu khi tham dự hội nghị về Kỳ Môn

Tổng kết

Trong các sách về Kỳ Môn Độn Giáp, nếu muốn nhập môn thì quý vị không nên bỏ qua cuốn Thần Kỳ Chi Môn của tác giả Trương Chí Xuân, với 3 mục tiêu:

  1. Biến phức tạp thành đơn giản.
  2. Bỏ điều giả giữ điều thật.
  3. Quy phạm thống nhất.

Học viên của thầy Trương là Viên Bân ở Quý Châu nói: “Trong các sách Độn Giáp ngày nay, chỉ có tác phẩm của thầy Trương là tốt nhất”.

Học viên Chu Minh Nghi ở Triết Giang nói: “Tính thực dụng trong tài liệu của thầy Trương viết là lớn nhất, chúng tôi quý như châu báu”.

Tôn Ký Vĩ ở bệnh viện Tiền Vệ tỉnh Cát Lâm không phải học viên, ngày 11 tháng 12 năm 1997 viết thư cho tôi nói: “Gần đây, mượn được tài liệu của thầy viết từ một người bạn yêu Dịch học, nghiền ngẫm nhiều ngày, cảm nhận sâu sắc rằng sách của thầy thực sự là hàng đầu hiện nay. Hoàn toàn không phải lời nịnh”.

Cuốn sách Thần Kỳ Chi Môn

Lưu ý: Nếu muốn tìm hiểu về cuốn Thần Kỳ Chi Môn của tác giả Trương Chí Xuân, thì quý vị có thể tham khảo tại đây, cuốn này tôi đã chuyển ngữ xong từ lâu, sách khá dày 445 trang, đầy đủ kiến thức nhập môn về Kỳ Môn từ cơ sở Dịch lý đến cách lập cục, cũng như tư duy luận đoán, tư duy ứng kỳ trong dự đoán Kỳ Môn Độn Giáp, quý vị nhất định nên tham khảo qua khi nghiên cứu về Kỳ Môn Độn Giáp.

Trân trọng!

Vũ Phác 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận