Từ hai phần trên, chúng ta biết rằng các nguyên được sử dụng trong mỗi tiết khí ở Kỳ Môn Thời gia không chỉ liên quan đến bản thân các tiết khí, mà còn liên quan đến can chi của ngày.
Kỳ Môn Thời gia sử dụng tam nguyên thượng, trung và hạ cho mỗi tiết khí 15 ngày, một năm có 24 tiết khí, 15 × 24 = 360, tổng cộng là 360 ngày, trong khi đó thời gian thực tế của một năm, tức chu kỳ Trái Đất quay quanh Mặt Trời là 365,2422 ngày, 24 tiết khí được đặt ra dựa trên thời gian và số độ thực tế của Trái Đất khi quay quanh Mặt Trời (thực tế ở đây là sự kết hợp âm dương lịch, dương lịch hiện đại và âm lịch Trung Quốc), nghĩa là mỗi tiết khí có 15,184 ngày, không phải là chính xác 15 ngày.
Như vậy, ngày giao tiết giữa các tiết khí không phải tất cả đều trùng với phù đầu hay thiên can ngày đầu tiên của thượng nguyên, vậy nên xảy ra ba trường hợp:
Trường hợp đầu tiên, ngày giao tiết trùng với phù đầu thượng nguyên, tức có nhật can chi là Giáp Tý, Giáp Ngọ, Kỷ Mão, Kỷ Dậu, người xưa gọi đó là “chính thụ”. Tuy nhiên, trên thực tế trường hợp này rất hiếm.
Trường hợp thứ hai, phù đầu thượng nguyên ở trước tiết khí, được gọi là “siêu thần”, trường hợp siêu thần đứng trước tiết khí khá phổ biến.
Ví dụ, 3 giờ 24 phút chiều ngày mùng năm tháng giêng âm lịch năm Ất Hợi (1995) sang tiết Lập Xuân, nhưng can chi của ngày này là Bính Dần, phù đầu là Giáp Tý, tức can chi của ngày mùng 3 tháng giêng trước Lập Xuân là Giáp Tý, từ ngày mùng 3 này được tính là thượng nguyên của Lập Xuân, nên dùng dương độn cục 8. Đây chính là “siêu thần”.
Trường hợp thứ ba, tiết khí sau, tức khoảng thời gian giao tiết ở trước, phù đầu thượng nguyên ở sau, gọi là “tiếp khí”, tình huống này thường xảy ra sau khi trí nhuận.
Trên thực tế, trong hầu hết các trường hợp, phù đầu thượng nguyên sẽ ở trước tiết khí. Khoảng cách giữa hai thời điểm này có khi chỉ là một, hai ngày, có khi là bốn, năm ngày, nhiều nhất có thể hơn chín ngày. Khi phù đầu thượng nguyên cách xa quá chín ngày so với tiết khí thì phải trí nhuận.
Trí nhuận có nghĩa là lặp lại một lần tam nguyên thượng, trung, hạ của một tiết khí, tiếp nối ngày cuối cùng trong hạ nguyên của tiết khí đó, rồi lại bắt đầu từ ngày đầu tiên của thượng nguyên. Lặp lại 15 ngày như vậy, ban đầu vốn dĩ là “siêu thần”, sau đó lại trở thành “tiếp khí”, tức phù đầu của thượng nguyên chạy về phía sau của tiết khí tiếp theo.
Tuy nhiên, có một quy tắc trong trí nhuận, đó là chỉ có thể trí nhuận trong hai tiết khí là Mang Chủng và Đại Tuyết. Tại sao lại như vậy? Bởi vì Mang Chủng ở trước Hạ Chí, là tiết khí cuối cùng thuộc dương độn; Đại Tuyết ở trước Đông Chí, là tiết khí cuối cùng thuộc âm độn.
Từ Đông Chí bắt đầu thực hiện dương độn, từ Hạ Chí bắt đầu thực hiện âm độn, nhằm làm cho phù đầu và tiết khí tiếp cận và đồng nhất hết mức, nên trước khi chuyển đổi âm dương độn, phải điều chỉnh lại phù đầu để phù đầu và tiết khí không được quá xa nhau, nếu trí nhuận ở các tiết khí khác sẽ dễ hỗn loạn âm dương, khoảng thời gian lẽ ra phải dương độn thì lại dùng âm độn, khoảng thời gian lẽ ra phải âm độn thì lại đặt vào dương độn.
Mục đích của trí nhuận là để điều chỉnh quan hệ tương ứng giữa 24 tiết khí và tam nguyên thượng, trung, hạ trong Kỳ Môn Độn Giáp. Hầu hết người xưa đều chủ trương dùng phương pháp trí nhuận để giải quyết mâu thuẫn này, sao cho giữ nguyên Giáp, Kỷ làm phù đầu, từ đó có thể xác định được cục dùng trong Kỳ Môn Thời gia chỉ bằng can chi của ngày.
Khúc Vĩ –
Trích từ cuốn sách Thần Kỳ Chi Môn, sách có giá bán 349.000 VNĐ miễn phí vận chuyển, nếu quý vị muốn mua sách vui lòng xem tại đây.
Nếu có vấn đề gì thắc mắc, muốn trao đổi thêm, xin vui lòng liên hệ Vũ Phác qua facebook Vũ Phác hoặc zalo/sđt: 0961 477 228
Trân trọng!