Chúng ta thường nghe về ngày Chấp, ngày Phá trong lịch vạn sự và Đổng công. Đó chính là 12 Kiến tinh. 12 Kiến tinh bao gồm: Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thâu, Khai và Bế.
1. Định nghĩa về 12 Kiến tinh
– Kiến nhật: là ngày cùng chi với chi tháng đó. Ví dụ, tháng Tý ngày Tý, tháng Sửu ngày Sửu, tháng Dần ngày Dần (cũng gọi là Kiến thần).
– Trừ nhật: là ngày tương đương với chi thứ hai khi đếm thuận từ chi tháng đó. Ví dụ, tháng Tý ngày Sửu, tháng Sửu ngày Dần, tháng Dần ngày Mão (cũng gọi là Trừ thần).
– Mãn nhật: là ngày tương đương với chi thứ ba khi đếm thuận từ chi tháng đó. Ví dụ, tháng Tý ngày Dần, tháng Sửu ngày Mão, tháng Dần ngày Thìn (cũng gọi là Mãn thần).
– Bình nhật: là ngày tương đương với chi thứ tư khi đếm thuận từ chi tháng đó. Ví dụ, tháng Tý ngày Mão, tháng Sửu ngày Thìn, Tháng Dần ngày Tị (cũng gọi là Bình thần).
– Định nhật: là ngày tương đương với chi thứ năm khi đếm thuận từ chi tháng đó. Ví dụ, tháng Tý ngày Thìn, tháng Sửu ngày Tị, tháng Dần ngày Ngọ (cũng gọi là Định thần).
– Chấp nhật: là ngày tương đương với chi thứ sáu khi đếm thuận từ chi tháng đó. Ví dụ, tháng Tý ngày Tị, tháng Sửu ngày Ngọ, tháng Dần ngày Mùi (cũng gọi là Chấp thần).
– Phá nhật: là ngày tương đương với chi thứ bảy khi đếm thuận từ chi tháng đó. Ví dụ, tháng Tý ngày Ngọ, tháng Sửu ngày Mùi, tháng Dần ngày Thân (cũng gọi là Phá thần).
– Nguy nhật: là ngày tương đương với chi thứ tám khi đếm thuận từ chi tháng đó. Ví dụ, tháng Tý ngày Mùi, tháng Sửu ngày Thân, tháng Dần ngày Dậu (cũng gọi là Nguy thần).
– Thành nhật: là ngày tương đương với chi thứ năm khi đếm nghịch từ chi tháng đó. Ví dụ, tháng Tý ngày Thân, tháng Sửu ngày Dậu, tháng Dần ngày Tuất (cũng gọi là Thành thần).
– Thâu nhật: là ngày tương đương với chi thứ tư khi đếm nghịch từ chi tháng đó. Ví dụ, tháng Tý ngày Dậu, tháng Sửu ngày Tuất, tháng Dần ngày Hợi (cũng gọi là Thâu thần).
– Khai nhật: là ngày tương đương với chi thứ ba khi đếm nghịch từ chi tháng đó. Ví dụ, tháng Tý ngày Tuất, tháng Sửu ngày Hợi, tháng Dần ngày Tý (cũng gọi là Khai thần).
– Bế nhật: là ngày tương đương với chi thứ hai khi đếm nghịch từ chi tháng đó. Ví dụ, tháng Tý ngày Hợi, tháng Sửu ngày Tý, tháng Dần ngày Sửu (cũng gọi không Bế thần).
2. Cát hung của 12 Kiến tinh
– Kiến nhật: đây là ngày vạn vật sinh nở. Nghi (nên): may cắt quần áo, nạp tài, giao dịch, xuất hành, dựng cột nhà. Kỵ (tránh): động thổ, đi tàu thuyền, mở nhà kho.
– Trừ nhật: đây là ngày quét trừ cái xấu. Nên: tắm rửa, vệ sinh, uống thuốc. Tránh: giá thú, xuất hành, đào giếng.
– Mãn nhật: đây là ngày thiên đế tích đầy kho báu. Nên: xây nhà, hôn lễ, nhập trạch, di cư, di chuyển, xuất hành. Tránh: gieo trồng, mở cửa, xả nước, mở kênh rãnh.
– Bình nhật: đây là ngày quan nhân tập hợp lại để phân chia. Nên: hôn lễ, di cư di chuyển, sửa đường đi, chỉnh trang. Tránh: gieo trồng, khai mở cơ nghiệp, xả nước, mở kênh rãnh.
– Định nhật: đây là ngày định tòa của các môn khách thiên đế. Nên: gieo trồng, xây nhà, hôn lễ, di cư di chuyển, động thổ, đào giếng, thêm gia súc. Tránh: tố tụng.
– Chấp nhật: đây là ngày thiên đế thi hành ban tặng thiên phúc cho vạn vật. Nên: xây nhà, đào giếng, gieo trồng, hôn lễ. Tránh: di cư di chuyển, xuất hành, mở kho.
– Phá nhật: đây là ngày chuôi sao Bắc đẩu (Đẩu bính) xung chiếu lẫn nhau tất phá. Nên: đánh bắt cá, hình phạt phạm nhân. Còn lại đều nên tránh.
– Nguy nhật: đây là ngày lên núi cao hiểm trở bị gió thổi tất có nhiều nguy nan. Nên: ủ rượu. Còn lại đều nên tránh.
– Thành nhật: đây là ngày mà chủ trời sẽ ghi lại những thành tựu của vạn vật. Nên: xây nhà, hôn lễ, du lịch, động thổ. Tránh: tố tụng.
– Thâu nhật: đây là ngày thiên đế thâu nạp kho báu. Nên: mở nhà kho, giao dịch, nhập học, hôn lễ, xây nhà, động thổ. Tránh: xuất hành, an táng, châm cứu.
– Khai nhật: đây là ngày sứ giả của thiên đế thoát khỏi nguy hiểm. Nên: học nghệ, tìm kiếm việc làm, hôn lễ, xuất hành. Tránh: mai táng và các việc khác.
– Bế nhật: đây là ngày âm dương trời đất bế tắc. Nên: dựng bia (mộ), an táng. Còn lại đều nên tránh.