Tứ trụ truyền thồng (bao gồm tất cả các sách về Tứ trụ, từ Uyên Hải Tử Bình đến Dự đoán theo Tứ trụ của Thiệu Vĩ Hoa) còn có các thần khác nữa, đó là Dụng thần, Hỷ thần, Kỵ thần, Tướng thần…
Các thần này cũng chỉ là tên gọi về các yếu tố (can, chi) có quan hệ với yếu tố khác tạo ảnh hưởng nhiều đến cách luận đoán lá số Tứ trụ, trong đó Dụng thần có ảnh hưởng nhiều nhất.
Mỗi lá số có Dụng thần là các can chi, các thần của 10 Thần khác nhau và phải xác định chứ không có sẵn như 10 Thần hay Thần Sát.
Nhưng nó luôn có vai trò quan trọng nhất trong lá số về cách luận đoán. Thiệu Vĩ Hoa đã viết: “Dụng thần đối với một người là vô cùng quan trọng. Vì nó không những liên quan tới tiền đồ của vận mệnh mà còn quyết định đến sự sống chết. Do đó chọn Dụng thần là điều quan trọng nhất trong dự đoán Tứ trụ[1]. Vậy:
Dụng thần của Tứ trụ truyền thống là yếu tố (can, chi hay Thần của 10 Thần) có ảnh hưởng nhiều nhất trong việc hình thành các thông tin và cách xác định các thông tin của lá số đó.
Có hai loại Dụng thần ứng với hai phương pháp luận lá số khác nhau, đó là Dụng thần cách cục và Dụng thần cân bằng. (hay còn gọi là Dụng thần vượng suy).
– Dụng thần cách cục gắn liền với phương pháp xem mệnh gọi là Cách cục pháp. Đây là phương pháp dự đoán căn cứ vào kết cấu của các thần của 10 thần trong lá số, lấy chi tháng là trung tâm, can ngày là quan trọng.
Người ta chia thành hai loại thần thiện và thần ác. Thần thiện là Quan, Ấn, Thực và Chính Tài. Thần ác là Sát, Kiêu, Thương và Kiếp (có sách viết Thần ác là Sát, Kiêu, Thương và Dương nhẫn).
Các thần thiện hay ác đó phải có ở lệnh tháng, tức là can ẩn ở chi tháng của lá số và đều gọi là Dụng thần. Nếu Dụng thần không có trong lệnh tháng thì tìm Dụng thần ở các can chi khác.
Sự kết hợp của Dụng thần với thần khác của 10 Thần tạo ra Cách cục với nguyên tắc: Thần thiện nếu được phù trợ, bảo vệ và thuần khiết (ví như Quan là Dụng thần thì phải có Ấn kết hợp, không có Sát), thần ác cần được khắc chế (ví như Sát là thần ác thì cần có Thực để khắc Sát).
Được vậy là có cách cục, cách cục cao. Người có lá số như vậy là phú quý, an khang. Các yếu tố kết hợp hoặc sinh trợ cho Cách cục thì gọi là Tướng thần, Hỷ thần. Ngược lại, nếu Thần thiện bị khắc phá (ví như Dụng thần là Quan gặp Thương), Thần ác lại được sinh trợ thì phá Cách, là Cách cục thấp.
Người có lá số phá cách nhẹ thì công việc làm gặp nhiều khó khăn, nặng thì nghèo khổ và khó giữ tính mạng. Yếu tố tạo ra phá cách gọi là Kỵ thần. Phương pháp này có từ khi hình thành bộ môn Tứ trụ và duy trì liên tục đến ngày nay
– Dụng thần cân bằng gắn liền với phương pháp xem mệnh gọi là Vượng suy pháp. Phương pháp này lấy can ngày làm trung tâm.
Qua phân tich các hành của các can chi trong lá số sẽ xác định can ngày vượng hay suy. Các can, chi có khả năng làm cho can ngày trở lại quân bình (cân băng) gọi là Dụng thần. Các can hay chi sinh trợ cho Dụng thần gọi là Hỷ thần.
Các can hay chi khắc phá Dụng thần, làm cho can ngày càng mất quân bình gọi là Kỵ thần. Không có Tướng thần. Các phương pháp điều chính cho can ngày là: Nếu can ngày quá vượng thì khắc chế làm nó suy bớt, nếu nó quá suy yếu thì sinh cho nó vượng lên.
Nếu nó quá nóng hay quá lạnh thì làm cho nó mát, ấm lại. Nếu nó bế tắc thì làm cho thông. Lá số có Dụng thần cường vượng cũng là lá số có can ngày cân bằng. Người có lá số đó sẽ gặp nhiều thuận lợi, thành đạt và sung sướng.
Ngược lại nếu lá số có Dụng thần suy yếu, can ngày quá chênh lệch thì mệnh chủ gặp nhiều trắc trở, thất bại và khổ đau. Dụng thần không định sắn mà phải tìm đối với từng lá số.
Dụng thần, Hỷ thần và Kỵ thần có thể là bất kỳ can hay chi nào trong lá số. Dụng thần còn là cơ sở để đưa ra cách hóa giải, điều chính số mệnh thân chủ.
Dụng thần để điều chính sự vượng suy của can ngày là cốt lõi của phương pháp luận mệnh nên người ta gọi nó là Vượng suy pháp và Dụng thần của nó là Dụng thần cân bằng.
Vượng suy pháp có từ thời nhà Thanh do Nhiệm Thiết Tiều sáng tạo ra và viết trong cuốn Trích Thiên Tuỷ. Từ đó đến nay Vượng suy pháp trở thành một trường phái lớn của bộ môn Tứ trụ. Nó song song tồn tại cùng Cách cục pháp với Dụng thần cách cục.
[1] Thiệu Vĩ Hoa, Sđd, trang 391
Trích từ cuốn sách “Những bí ẩn của ngày sinh” do NXB Hồng Đức ấn hành, mọi chi tiết xin mời quý đồng môn xem tại đây.