Nhìn lại vấn đề tố chất của thầy phong thủy, ông tổ Quách Phác theo “Từ Nguyên” viết: “Quách Phác, Tấn – người Vấn Hỷ, tự Cảnh Thuần, là người tài năng học rộng, đứng đầu Đông Tấn về thơ từ, đặc biệt giỏi về âm dương tính lịch ngũ hành bốc phệ, đa phần ứng nghiệm, văn học của ông cũng không kém so với thuật toán, những sách ông viết gồm có “Nhĩ Nhã Chú”, “Sơn Hải Kinh Chú”, “Mục Thiên Tử Truyện Chú”, “Sở Từ Chú”, “Tử Hư Tử Lâm Phú Chú”, hàng chục vạn chữ, sau này bị Vương Đôn giết”.
Ông viết cuốn “Táng Thư”, người đời sau nói ông thuê người viết, đó là phỏng đoán ác ý, không có sự nghiên cứu sâu, thực chất ngoài Quách Phác thì không ai có đủ tài năng viết ra “Táng Thư”. Trong nội dung của “Táng Thư” có thể biết được:
Thứ nhất, thứ Quách Phác gọi là sinh khí, hàng ngàn năm nay không ai lý giải nổi, đệ tử Thái Nguyên Định của nhà lý học đời Tống Chu Hi, trong cuốn “Phát Vi Luận – Sinh Tử Thiên” lý giải sinh khí là đối nghịch của “tử khí”, “sinh khí”, không phù hợp với sinh khí “di chuyển trong đất, sinh ra vạn vật” của Quách Phác.
Thứ hai, thứ gọi là phong thủy, không ai có thể lý giải được. Sự hiểu biết về phong thủy của Thái Nguyên Định đời Tống và Ngô Trừng đời Nguyên là “khí thừa phong tắc tán, giới thủy tắc chỉ”. Điều này không phù hợp với phong thủy “đắc thủy vi thượng, tàng phong thứ chi” của Quách Phác. Vì sinh khí lưu chuyển trong lòng đất, còn gió ở bên trên mặt đất, sinh khí không thể nương nhờ gió. Giới thủy cũng không thể ngăn cản được vận động biến hóa của sinh khí, nếu “giới thủy ngăn được sinh khí”, bên bờ đối diện sẽ không có vạn vật. Ngoài ra Quách Phác nói tàng phong, là làm cho sinh khí không chuyển thành gió, chứ không phải tránh gió như Thái, Ngô nói.
Thứ ba, chỉ có Quách Phác mới lý giải được thế và hình, nhà phong thủy và người thường đời sau lý giải hình và thế với hiện tượng của núi sông, cho rằng thứ động là thế, thứ tĩnh là hình, không phù hợp với “thiên xích vi thế, bách xích vi hình” của Quách Phác. Mọi người đều biết, đứng giữa minh đường nhìn ra xung quanh, hoặc đứng tại huyệt trường nhìn ra phía trước, tất cả núi đều tĩnh, tức tất cả núi đều là hình chứ không có thế. Chỉ khi nhìn ra sau huyệt trường, hoặc đứng tại nơi gần núi nhìn ra phía xa tới, mới lý giải được thế của sóng nước và vó ngựa. Vì vậy, Quách Phác lý giải hình thế, không phải quan hệ giữa động và tĩnh, mà là quan hệ giữa trăm thước và nghìn thước.
Do đó, Quách Phách học cao hiểu rộng không chỉ trong lĩnh vực văn học, mà trong lĩnh vực phong thủy cũng đứng hàng đầu thời Đông Tấn.
Các nhà phong thủy đời Đường như, Dương Quân Tùng, Tăng Văn Siêm, Lưu Giang Đông, Lý Thuần Phong, Khưu Diên Hàn, Bốc Tắc Nguy, Du Tiềm, Hà Lệnh Thông,… Thời Ngũ đại như Trần Hy Di, Phạm Việt Phụng, Trần Á Hòa, Ngô Khắc Thành, Ngô Cảnh Loan, Trương Tử Chủy,…
Thời Tống có Thái Nguyên Định, Lưu Kiệm, Lại Văn Tuấn, Liêu Vũ, Phó Bá Thông, Tạ Hòa Khanh, Vương Cấp, Lịch Bá Thiều, Hồ Thuấn Thân, Trâu Trọng Dung,…
Thời Nguyên như Phó Văn Ý, Tề Dịch Nham, Tăng Cát Hề Cốc, Lưu Bỉnh Trung, Phó Húc, Ngô Tào,…
Thời Minh có Đổng Đức Trương, Lý Huyền Tự, Trần Ngạn Huy, Hà Đức Hồng, Từ Trường Cốc, Chu Thị, Từ Kế Thiện, Từ Kế Thuật, Từ Thế Nhan, Liêu Quân Khanh, Du Triều Tông, Lạc Dụng Khanh, Vương Chủy Doanh, Cốc Tông Cương, Từ Củng,…
Thời Thanh có Triệu Cửu Phong, Diệp Cửu Thăng, Tưởng Đại Hồng, Thẩm Trúc Nhưng, Lý Tam Tố, Lý Quốc Mộc,… Đa phần đều là hoạn quan, nếu không cũng là thư hương môn đệ, đều viết sách, lập thuyết, tuy lý lẽ có khác nhau, nhưng mỗi người đều có lý luận nhất định.
Đến cuối đời Thanh, đặc biệt là sau thời kỳ duy tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, chịu ảnh hưởng của “tân khoa học”, những phần tử tri thức chân chính, đều không theo nghề phong thủy. Chỉ có những giám sinh không thi đỗ tú tài mới làm thầy phong thủy, đặc biệt trong thời kỳ dân quốc, theo nghề phong thủy đều là đạo sĩ, thầy bói, thậm chí người mù, người què,… họ không có trình độ lý luận, chỉ dùng lời nói, mỗi người một cách nói, một cách làm, thậm chí chính thầy trò cũng không đồng nhất quan điểm, khi đó phong thủy Trung Quốc đã trở thành trò lừa đảo trong giang hồ.
Lý Định Tín
Trích lục từ cuốn sách Phong Thủy Học Chính Thống Trung Quốc, nếu quý vị quan tâm xin mời xem tại đây.